KHOA HỌC NHẬT BẢN: THÀNH TỰU 25 GIẢI NOBEL

Năm 1949, nước Nhật có công dân đầu tiên được trao giải Nobel, ông Hideki Yukawa với Nobel Vật lý, cả nước Nhật vô cùng phấn khởi, nhất là trong bối cảnh khó khăn sau chiến tranh. Câu chuyện của ông đã cổ vũ nhiều thế hệ thanh niên Nhật lao vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Sau hơn nửa thế kỷ phát triển khoa học, Nhật Bản đã thu về thành tựu vô cùng lớn lao là 25 giải Noble Khoa học (25 trong tổng số 29 giải Nobel mà người Nhật đạt được), trải qua các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học và Y sinh học.

Xét về chỉ tiêu số người được trao giải Nobel, thành tích của Nhật hiện xếp thứ 6 thế giới. Nhưng với 25 chủ nhân Nobel Khoa học, nước Nhật vững vàng đứng đầu châu Á về khoa học và bỏ xa Trung Quốc (mới có một người đoạt giải Nobel Khoa học). Trang Times Higher Education (còn gọi là The THES) ngày 6/8/2015 cho biết: chỉ trong 15 năm 2000-2014, đã có 13 người Nhật được trao giải Nobel; xét theo cách tính điểm của trang này thì Nhật xếp thứ ba sau Mỹ (71 người) và Anh (12 người, ít hơn Nhật về số người nhưng hơn về tỷ lệ hưởng tiền thưởng).

Nguyên nhân thành công

Nguyên nhân chính là Nhà nước và xã hội rất coi trọng giáo dục và khoa học kỹ thuật.

Ngay từ thời đại Edo trước cuộc Duy tân Minh Trị, chính quyền nhà nước Nhật đã xác lập truyền thống nghiên cứu khoa học cơ bản và chú trọng đào tạo thật nhiều nhân tài. Tuy hồi ấy nước Nhật chưa làm cách mạng công nghiệp nhưng họ đã tiến hành nghiên cứu độc lập trên các lĩnh vực như toán học, và tiếp xúc với khoa học phương Tây qua Hà Lan – quốc gia phương Tây duy nhất được phép buôn bán với Nhật. Sở dĩ ngày nay có nhiều nhà khoa học Nhật được trao giải Nobel, đó là do trước kia họ đã bỏ ra rất nhiều năm để tích lũy kiến thức khoa học, chứ không phải chuyện ngày một ngày hai.

(Các nghiên cứu khoa học từ thời Hà Lan Học 蘭学)

Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển KHKT

Sau Thế chiến II, Chính phủ Nhật coi KHKT là công cụ chủ yếu để xây dựng đất nước, đã tập trung đầu tư rất lớn cho sáng tạo KHKT. Họ lập ra Hội Chấn hưng Khoa học Nhật Bản (JSPS, Japan Society for the Promotion of Science) chuyên trách soạn thảo ấn định các dự án nghiên cứu KHKT. Hội này có tư cách pháp nhân hành chính độc lập, thực chất là một dạng quỹ đầu tư KHKT. Hội dựa vào kết quả thẩm định đánh giá công bằng để xét tài trợ cho những dự án nghiên cứu do các trường đại học là chủ thể thực thi, cũng như tài trợ cho các hoạt động giao lưu quốc tế. JSPS phụ trách cung cấp 60% toàn bộ kinh phí nghiên cứu khoa học có tính cạnh tranh do nhà nước đài thọ, là một trong những nguồn kinh phí nghiên cứu quan trọng nhất ở Nhật.

Hệ thống giáo dục và nghiên cứu “từ gốc đến ngọn”

Tất cả các nhà khoa học Nhật đoạt giải Nobel, kể cả người sau này vào quốc tịch Mỹ, đều tốt nghiệp các trường đại học công lập trong nước, rất nhiều người đã giành học vị tiến sĩ ở Nhật. Các trường đó đều là trường đại học kiểu nghiên cứu, rất chú trọng công tác nghiên cứu cơ bản. Nhà trường bảo đảm các nhà khoa học có thể tiến hành những đề tài nghiên cứu dài hạn sau đấy 10-20 năm mới có thể có ứng dụng. Các đề tài trung hạn thì chú trọng vào lĩnh vực công nghệ ứng dụng có thể đem lại hiệu quả kinh tế, sẽ được các Công ty khoa học kỹ thuật đầu tư.

(Đại học Tokyo 東大)

(Đại học Nagoya 名大)

Một số giải Nobel trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của Khoa học kỹ thuật

Nobel Vật lý 2014 của ba nhà nghiên cứu Isamu Akasaki (85 tuổi, ở Đại học Meijo và ĐH Nagoya), Hiroshi Amano (54 tuổi, ở ĐH Nagoya) và người góp công lớn nhất Shuji Nakamura  (60 tuổi, ở ĐH California) qua phát minh ra đi-ốt phát ánh sáng màu lam (Blue Led). Phát minh này là đột phá công nghệ ánh sáng và điện điện tử của nhân loại.

Nobel Hóa học 2019 của nhà nghiên cứu Yoshino Akira với phát minh pin Lithium an toàn sử dụng có thể sản xuất Công nghiệp hóa. Đây là thành tựu quan trọng trong công nghiệp năng lượng, với các thiết bị như điện thoại, máy tính và xe điện.

Kết

Với 25 giải Nobel đã đoạt được, khoa học Nhật Bản không chỉ là một biểu tượng của sức mạnh và sự tiên tiến trong lĩnh vực khoa học, mà còn là một minh chứng rõ ràng cho tầm nhìn và cam kết của đất nước này với việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững. Đây cũng là một bài học cho nền giáo dục và khoa học kỹ thuật Việt Nam.

Menu

    bài viết mới nhất

    Gọi ngay cho chúng tôi!