DEI LÀ GÌ? DEI TRONG DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN

1. DEI là gì

DEI là viết tắt của "Diversity, Equity, and Inclusion" trong tiếng Anh, có nghĩa là "Đa dạng, Công bằng, và Hòa nhập". DEI là một cách tiếp cận và phương thức làm việc trong tổ chức nhằm thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và sự bao gồm của tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, tuổi tác, hoặc bất kỳ đặc điểm cá nhân nào khác. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự phát triển và sáng tạo, cũng như tăng cường hiệu suất và đoàn kết của mọi người trong tập thể.

Đa dạng, Công bằng & Hòa nhập (DEI) bao gồm mối quan hệ cộng sinh, triết lý và văn hóa thừa nhận, đón nhận, hỗ trợ và chấp nhận những điều đó thuộc mọi nền tảng chủng tộc. Nó đề cập đến các khuôn khổ tổ chức nhằm thúc đẩy sự đối xử công bằng và sự tham gia đầy đủ của tất cả mọi người, đặc biệt là các nhóm trước đây ít được đại diện hoặc bị phân biệt đối xử.

Tóm lại, các chương trình DEI tạo ra một nơi mà tất cả đều được chào đón, hỗ trợ và có đủ nguồn lực để thành công bất kể danh tính, chủng tộc hay định hướng.

  • Sự đa dạng là sự hiện diện của những khác biệt trong một bối cảnh nhất định. Tại nơi làm việc, điều đó có thể có nghĩa là sự khác biệt về chủng tộc, dân tộc, giới tính, bản dạng giới, khuynh hướng tình dục, tuổi tác và tầng lớp kinh tế xã hội. Nó cũng có thể đề cập đến sự khác biệt về khả năng thể chất, nhân viên có con hay không – tất cả những điều đó đều là thành phần của sự đa dạng.
  • Công bằng là quá trình đảm bảo rằng các hoạt động và chương trình là khách quan, công bằng và mang lại kết quả bình đẳng cho mọi cá nhân.
  • Hòa nhập là hoạt động đảm bảo rằng mọi người có cảm giác thân thuộc tại nơi làm việc. Điều này có nghĩa là mọi nhân viên đều cảm thấy thoải mái và được tổ chức hỗ trợ khi họ được là chính mình.

 

Kết hợp ba yếu tố này, DEI là một đặc tính công nhận giá trị của những tiếng nói đa dạng và nhấn mạnh tính toàn diện, cũng như phúc lợi của nhân viên là những khía cạnh trọng tâm của thành công. Để mang những giá trị đó vào cuộc sống, các công ty phải thực hiện các chương trình và sáng kiến ​​tích cực làm cho văn phòng của họ trở thành không gian đa dạng, công bằng và hòa nhập hơn.

2. Tầm quan trọng của DEI trong doanh nghiệp

DEI đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và duy trì một nơi làm việc thành công, một nơi làm việc được thành lập dựa trên nguyên tắc tất cả mọi người đều có thể phát triển về mặt cá nhân và nghề nghiệp. Tập hợp những người thuộc nhiều hoàn cảnh khác nhau sẽ dẫn đến những ý tưởng mới và sáng tạo. Quan trọng hơn, chiến lược DEI góp phần tạo ra một không gian nơi tất cả nhân viên cảm thấy họ có giá trị nội tại, không phải bất chấp sự khác biệt mà vì sự khác biệt của họ.

Các công ty đa dạng, công bằng và hòa nhập có khả năng ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức không lường trước, thu hút những nhân tài hàng đầu và đáp ứng nhu cầu của các khách hàng khác nhau. Với DEI, các công ty đang xem xét cách hỗ trợ nhân viên tốt hơn. Trong những năm qua, có rất nhiều tổ chức đã có những bước tiến nhằm xây dựng sự đa dạng, công bằng và hòa nhập vào các chính sách cũng như phương pháp tuyển dụng của mình.

Trong một cuộc khảo sát được tổ chức trên Linkedin với hơn 1000 người tham dự, kết quả cho thấy hơn 70% người cảm thấy quan tâm đến những mô tả công việc ghi rõ về hiện trạng DEI của công ty đang tuyển dụng. Một số người tham gia cho rằng: việc không ghi rõ các chính sách DEI cụ thể, mà chỉ dùng những từ chung chung như: “môi trường làm việc năng động, hòa nhã” sẽ khiến cho người tìm việc cảm thấy không đáng tin. Những người tham gia khảo sát cho biết, họ cần biết về chính sách DEI của doanh nghiệp một cách trung thực, thân thiện, độc đáo và đúng trọng tâm, trước khi quyết định sẽ ứng tuyển vào doanh nghiệp. 

3. Hiện trạng DEI trong doanh nghiệp Nhật Bản

Đa dạng, Bình đẳng và Hòa nhập (DEI) ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và định hình văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên đây không phải yếu tố dễ dàng đạt được. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng có những thách thức và triển vọng trước vấn đề này.

3.1. Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Tôn trọng và tận tụy: Doanh nghiệp ở Nhật Bản thường tôn trọng và tận tụy với nhân viên, khách hàng và đối tác. Sự tôn trọng và tận tụy được coi là cơ sở của mối quan hệ làm việc.

Sự cam kết đối với chất lượng: Doanh nghiệp Nhật Bản thường có tiêu chuẩn cao đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và họ cam kết không ngừng cải thiện và hoàn thiện.

Teamwork: Văn hóa làm việc ở Nhật Bản thường tập trung vào sự hợp tác trong nhóm và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên để đạt được mục tiêu chung.

Sự kiên trì: Nhân viên ở Nhật Bản thường được coi là kiên nhẫn và kiên trì trong công việc, và họ thường sẵn lòng làm việc cật lực để đạt được mục tiêu.

Tuy nhiên cũng còn vẫn còn tồn tại một số điểm chưa khắc phục hoàn toàn như:

Áp lực cao: Một số doanh nghiệp ở Nhật Bản có thể áp đặt áp lực quá mức lên nhân viên, gây ra căng thẳng và stress trong môi trường làm việc.

Sự phân biệt đối xử: Mặc dù đã có sự tiến bộ, nhưng vẫn còn một số phân biệt đối xử dựa trên giới tính, tuổi tác và dân tộc trong một số công ty.

Nhật Bản nổi tiếng với những cuộc chuyển mình thành cường quốc sau những biến cố lịch sử, cũng là tác nhân khiến cho văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản rất đặc trưng. Tuy nhiên sau hơn 150 năm phát triển, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng cần những thay đổi để phù hợp với xu hướng toàn cầu.

3.2. Thách thức và triển vọng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với sự thay đổi nhận thức cũng như chính sách DEI trong doanh nghiệp Nhật Bản chính là sự thành công sớm và bề dày lịch sử của họ, dẫn đến sự bảo thủ trong việc tiếp thu và đổi mới. Bên cạnh đó là những yếu tố như già hóa dân số, lực lượng lao động giảm, mô hình “chồng đi làm – vợ nội trợ”,...

Tuy nhiên trong hơn 2 thập kỷ gần đây, Nhật Bản cũng đã có những bước chuyển mình trong việc cải thiện môi trường doanh nghiệp, hướng đến Đa dạng, Bình đẳng và Hòa nhập.

Chính sách Abenomics: một trong những nỗ lực cải thiện kinh tế Nhật Bản nói chung, và giải quyết nhiều vấn đề bất bình đẳng trong môi trường doanh nghiệp nói riêng. Chính sách tạo nhiều điều kiện cho nữ giới, nhất là những nội trợ có cơ hội làm việc, gia tăng thu nhập.

DEI đang trở nên ngày càng quan trọng trong doanh nghiệp ở Nhật Bản, và nhiều chính sách DEI được thúc đẩy bởi các cải cách quy định. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) của Nhật Bản có các chính sách mới liên quan đến việc thúc đẩy quản lý đa dạng, bình đẳng giới và thúc đẩy nguồn nhân lực nước ngoài.

Năm 2022, chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi một luật để yêu cầu các công ty có 300 nhân viên trở lên phải tiết lộ sự chênh lệch lương giữa nam và nữ giới. Các công ty trên thị trường chứng khoán chính (TSE Prime Market) sẽ phải có ít nhất một thành viên Hội đồng quản trị là nữ vào năm 2025 và đạt mục tiêu 30% vào năm 2030.

4. Những chính sách của Công ty R Techno Việt Nam

R Techno Việt Nam là công ty phát triển kỹ sư đa ngành nghề, với hơn 200 kỹ sư làm việc tại chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những chính sách đãi ngộ chung đối với người lao động như:

  •      Tăng lương hằng năm
  •      Nghỉ thứ Bảy Chủ Nhật và các ngày lễ Việt Nam + Nhật Bản, lên đến hơn 120 ngày 1 năm
  •      Chế độ bảo hiểm
  •      Chính sách đi Nhật không mất phí, bao các thủ tục, nhập cảnh, nơi ở và bảo hiểm tại Nhật.

Với đa dạng ngành nghề, công ty tuyển dụng các vị trí kỹ sư không phân biệt giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm. Mỗi độ tuổi và kinh nghiệm đều có vị trí trong dự án, và lộ trình phát triển rõ ràng.Các hoạt động của công đoàn và công ty nhằm tăng tinh thần đoàn kết, giải tỏa áp lực công việc như: Company trip; Hoạt động thể thao: giải cầu lông, bóng đá, cờ tướng,..

5. Kết

Mặc dù có những thách thức đặc biệt, nhưng việc thúc đẩy DEI trong doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ là một trách nhiệm đạo đức mà còn là một cơ hội để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và năng động, cũng như tăng cường sự cạnh tranh và bền vững cho doanh nghiệp trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay mà Công ty R Techno Việt Nam đã đang thực hiện và cải thiện.

Menu

    bài viết mới nhất

    Gọi ngay cho chúng tôi!